Các phương pháp làm khô dược liệu được áp dụng nhiều hiện nay

các bước của phương pháp làm khô dược liệu (6)

Để làm khô dược liệu có chất lượng an toàn, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau

  • Phơi nắng: Chọn dược liệu tươi có thể cắt nhỏ( nếu cần), phơi trực tiếp chúng dưới ánh nắng để chúng có thể khô tự nhiên. Lật mặt dược liệu thường xuyên để chúng khô đều.
  • Sấy bằng máySấy dược liệu bằng máy sấy thực phẩm với nhiệt độ phù hợp đảm bảo không quá nhiệt để vẫn giữ được đặc tính ban đầu
  • Sấy trong lò
  • Sấy trong lò nướng hoặc lò sấy nhưng cần kiểm tra thường xuyên vì nhiệt độ cao
  • Sấy lạnh
  • Dùng cho dược liệu nhạy cảm với nhiệt độ, giúp giữ nguyên hương vị và hoạt chất. Phương pháp này cần có thiết bị chuyên dụng và phí đầu tư cao.

 

1/ Chi tiết các bước của phương pháp làm khô dược liệu

Phơi nắng dược liệu

Chuẩn bị:

  • Chọn dược liệu tươi, sạch, rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ nếu cần thiết để tăng diện tích tiếp xúc.

Thực hiện:

  • Sắp xếp dược liệu trên bề mặt như rỗ, nia hoặc khay
  • Đặt dược liệu dưới ánh nắng trực tiếp vào khoảng thời gian từ 8-10h sáng đến chiều, tránh phơi vào những ngày có độ ẩm cao hoặc mưa.
  • Lật mặt dược liệu thường xuyên( khoảng 2-3 giờ/ lần) để đảm bảo khô đều và không bị thối.
  • Lưu ý: nên chọn nơi có gió thoáng mát để tăng hiệu quả làm khô và hạn chế mấm mốc.
các bước của phương pháp làm khô dược liệu
các bước của phương pháp làm khô dược liệu

Sấy khô dược liệu bằng máy

Chuẩn bị

  • Rửa sạch dược liệu, cắt nhỏ nếu cần và để ráo nước

Thực hiện

  • Đặt dược liệu vào khay sấy của máy sấy thực phẩm, không để chồng lên nhau để khí nóng lưu thông tốt
  • Điều chỉnh nhiệt độ sấy từ 40- 60 độ C tùy vào loại dược liệu( nhiệt độ thấp hơn cho những loại nhạy cảm)
  • Theo dõi quá trình sấy để đảm bảo không quá khô hoặc cháy
  • Lưu ý: Máy sấy giúp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tốt, đảm bảo giữ nguyên hoạt chất.
các bước của phương pháp làm khô dược liệu (1)
các bước của phương pháp làm khô dược liệu (1)

Sấy dược liệu trong lò

Chuẩn bị:

  • Giống như các phương pháp trên, cần rửa sạch và chuẩn bị dược liệu

Thực hiện:

  • Bật lò ở nhiệt độ từ 40 – 60 độ C. Có thể dùng quạt nếu lò không có chế độ quạt
  • Sắp xếp dược liệu trên khay và đặt vào lò, đảm bảo khoảng cách giữa các miếng dược liệu
  • Theo dõi thường xuyên, lật dược liệu khoảng 30 phút một lần để đảm bảo khô đều
  • Lưu ý: Tránh nhiệt độ quá cao vì có thể làm mất chất dinh dưỡng và hiệu quả dược lý.
các bước của phương pháp làm khô dược liệu (2)
các bước của phương pháp làm khô dược liệu (2)

Sấy lạnh dược liệu ( sublimation)

Chuẩn bị:

  • Dược liệu tươi cần phải rửa sạch và cắt nhỏ

Thực hiện:

  • Sấy lạnh là quá trình loại bỏ nước bằng cách chuyển từ trạng thái rắn ( đông lạnh) trực tiếp sang khí( hơi nước) mà không qua trạng thái lỏng.
  • Cần có thiết bị sấy chuyên dụng, thường có hệ thống chân không để giảm nhiệt độ và áp suất
  • Quá trình này giúp giữ lại hương vị và các hoạt chất sinh học vì không dùng nhiệt cao.
  • Lưu ý: chi phí đầu tư cho máy sấy lạnh thường cao hơn nhưng cho ra thành phẩm tốt hơn. Vậy 3 phương pháp trên có ưu và nhược điểm gì
các bước của phương pháp làm khô dược liệu (4)
các bước của phương pháp làm khô dược liệu (4)

2. Ưu và nhược điểm các phương pháp làm khô dược liệu

Phương pháp làm khô bằng phơi nắng

Ưu điểm

  • Chi phí thấp, không cần thiết bị đặc biệt
  • Giữ lại hương vị và màu sắc tự nhiên của dược liệu
  • Thích hợp cho các vùng có khí hậu năng và khô

Nhược điểm

  • Thời gian lâu, phụ thuộc vào thời tiết
  • Dễ bị ảnh hưởng bụi bẩn, côn trùng hoặc nấm mốc
  • Khó kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, có thể dẫn đến chất lượng không đồng đều

Phương pháp sấy bằng máy

Ưu điểm

  • Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tốt, giúp giữ nguyên hoạt chất sinh học
  • Thời gian sấy ngắn hơn so với phơi nắng
  • Sản xuất hàng loạt dễ dàng, phù hợp cho quy mô lớn

Nhược điểm

  • Cần đầu tư thiết bị, có chi phí ban đầu cao
  • Một số máy sấy có thể không đều nếu không được sử dụng đúng cách
  • Nếu nhiệt độ quá cao, có thể làm mất chất dinh dưỡng

Phương pháp sấy trong lò

Ưu điểm

  • Dễ thực hiện với các lò nướng thông thường
  • Thời gian nhanh hơn so với phơi nắng
  • Kiểm soát tốt nhiệt độ

Nhược điểm

  • Không phù hợp cho tất cả các loại dược liệu, nhất là những loại nhạy cảm với nhiệt
  • Có thể làm mất một số chất dinh dưỡng nếu nhiệt độ quá cao
  • Tiêu tốn điện năng, có chi phí vận hành.

Phương pháp sấy lạnh

Ưu điểm

  • Giữ lại hương vị, màu sắc và hoạt chất sinh học tốt nhất
  • Phù hợp cho những dược liệu nhạy cảm với nhiệt độ
  • Chất lượng sản phẩm rất cao, dễ bảo quản lâu dài

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư ban đầu cho thiết bị cao
  • Quy trình phức tạp, yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm
  • Thời gian sấy có thể kéo dài hơn so với các phương pháp khác.

Bảo quản khi làm khô

  • Để dược liệu đã khô vào túi nilon hoặc hộp kín, tránh ánh sáng và độ ẩm để bảo quản lâu dài
  • Lưu trữ ở nơi thoáng mát, khô ráo, không gần nguồn nhiệt hoặc ẩm ướt
  • Kiểm tra định kỳ dược liệu để phát hiện sớm sự phát triển của nấm mốc hoặc côn trùng
  • Lưu ý: Có thể một gói hút ẩm vào hộp để giữ độ ẩm ổn định
  • Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, bạn có thể chọn phương pháp phù hợp với loại dược liệu cụ thể và điều thực tế của mình.
các bước của phương pháp làm khô dược liệu (3)
các bước của phương pháp làm khô dược liệu (3)

 

CÔNG TY TNHH MÁY MÓC THIẾT BỊ TÂN SAO BẮC Á
Địa chỉ: F12/4, Đường Phạm Thị Nghĩ, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP.HCM
Điện thoại:028 2241 8459
Mobile: 0989 193 888 – 0985 467 398
Email: congtytansaobaca@gmail.com
Website:tansaobaca.com – maymypham.vn – tasaba.vn

 

 

0989193888
Liên hệ